Hiện tượng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường, nếu tình trạng mới xảy ra lần đầu thì có thể do stress, căng thẳng, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết tố tức thời. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng là một dấu hiệu liên quan đến bệnh lý.
Khi nhận thấy tình trạng kinh nguyệt ra ít, có thể bạn sẽ lo lắng vì không rõ nguyên nhân là gì hoặc cũng có thể bạn sẽ phớt lờ vì xem nhẹ tình trạng. Các dấu hiệu lạ từ cơ thể thường là tín hiệu để chúng ta nhận diện, do đó nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tín hiệu này, cụ thể là về tình trạng kinh nguyệt ra ít ở nữ giới.
- 🎁 GIẢM 20% phí thủ thuật
- 🎁 GIẢM 30% phí phẫu thuật
- 🎁 Ưu tiên khám ngay không phải xếp hàng, trả kết quả nhanh
- 🎁 Ưu đãi : Gói khám phụ khoa 11 hạng mục: Chỉ 260K
- Nhận ưu đãi CHAT NGAY
- 65 người đã đăng ký Còn trống 5 suất
- Lưu ý: Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
- ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )
Hiểu về tình trạng kinh nguyệt ra ít
Kinh nguyệt ít hay còn gọi là hypomenorrhea, là tình trạng lượng máu kinh ít hơn bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường, lượng máu kinh trung bình dao động từ 30 đến 80 ml mỗi chu kỳ. Tuy nhiên, với trường hợp hypomenorrhea, lượng máu kinh có thể ít hơn 30 ml. Một số dấu hiệu nhận biết như:
- Chu kỳ kinh kéo dài bất thường, thường trên 30 ngày.
- Kinh nguyệt có thể xuất hiện 2 lần trong một tháng.
- Số ngày hành kinh chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
- Lượng máu rất ít, không đủ làm đầy băng vệ sinh.
- Kinh kéo dài nhiều ngày nhưng máu ra ít và rải rác.
- Kinh nguyện xuất hiện màu sắc bất thường.
- Triệu chứng kèm theo: đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi.
Tại sao kinh nguyệt ra ít?
Kinh nguyệt ra ít có sao không là câu hỏi mà nhiều người gặp phải, tuy nhiên trước hết phải kể đến những nguyên do như sau:
Mang thai ngoài tử cung
Mất kinh nguyệt thường được coi là một trong những dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất. Tuy nhiên, kinh nguyệt ra ít trong thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung, trường hợp trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân như viêm nhiễm ống dẫn trứng, đặt vòng tránh thai hoặc tử cung có sẹo.
Kinh nguyệt ra ít do cân nặng thay đổi
Sự thay đổi cân nặng có thể làm chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc khiến kinh nguyệt ít hơn bình thường rất nhiều. Khi tăng cân, lượng mỡ tích tụ ở cơ thể có thể làm mất cân bằng hormone. Cũng tương tự, việc giảm cân bằng việc hạn chế calo có thể làm cơ thể căng thẳng và gây ra sự mất cân bằng hormone.
Cơ thể cần cân bằng giữa các chất hấp thụ như protein, chất béo, carbohydrate và các loại vitamin để hoạt động. Vì thế, để lượng kinh nguyệt đều đặn, cần ăn uống đầy đủ và luyện tập, vận động thường xuyên.
Căng thẳng, stress

Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sản xuất ra nhiều hormone cortisol hơn, sự mất cân bằng này có thể dẫn đến kinh nguyệt ra ít, chu kỳ không đều hoặc thậm chí là mất kinh. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, khiến chúng hoạt động không hiệu quả, dẫn đến việc rụng trứng không đều hoặc ít kinh nguyệt.
Ngoài căng thẳng tâm lý, việc tập thể dục quá mức cũng có thể gây căng thẳng về mặt thể chất và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn, kinh nguyện hàng tháng sẽ đều lại bình thường.
Mắc bệnh cường giáp
Kinh nguyệt ra ít có thể là do bệnh cường giáp, xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất ra lượng hormone tuyến giáp dư thừa. Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả hệ thống sinh sản. Do đó, bệnh cường giáp ảnh hưởng và gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
Do sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết
Tình trạng kinh nguyệt ra không đều có thể do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như thuốc viên, miếng dán, que cấy hoặc vòng tránh thai. Phương pháp này có thể dẫn đến việc ít kinh nguyệt, có màu tối hoặc tệ hơn có thể dẫn đến mất kinh.
Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là loại rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ, thường gặp trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này xảy ra khi buồng trứng sản xuất nhiều hormone sinh dục nam (androgen) hơn mức bình thường. Từ đó, gây ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng, dẫn đến tình trạng ra ít máu kinh.
Giai đoạn mãn kinh
Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời của phụ nữ, thường xảy ra vào khoảng độ tuổi từ 45 đến 55. Cho thấy cơ thể đã ngừng sản xuất trứng và không còn có khả năng mang thai. Một trong những dấu hiệu dễ thấy của thời kỳ mãn kinh là kinh nguyệt ra ít hoặc mất kinh hoàn toàn.
Hẹp cổ tử cung
Đây là tình trạng cổ tử cung bị thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn, dẫn đến kinh nguyệt khó chảy ra ngoài, khiến lượng kinh ra ít hơn bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra sau một số phẫu thuật cổ tử cung như thủ thuật khoét chóp hoặc cắt bỏ nội mạc tử cung, hoặc do nồng độ estrogen thấp trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi cổ tử cung hẹp, kinh nguyệt có thể bị giữ lại trong tử cung hoặc chảy ra từ từ, dẫn đến kinh nguyệt ít. Nếu bạn bị đau bụng kinh nhưng kinh nguyệt ra ít, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều triị phù hợp.

Tác hại của tình trạng kinh nguyệt ra ít
Dù bạn gặp hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn như ra nhiều hay ít máu kinh đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp ra ít máu kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
- Có thể ảnh hưởng sức khỏe sinh sản trong tương lai, bệnh nhân có nguy cơ bị vô sinh thứ phát.
- Bạn có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung…
- Việc rối loạn sinh lý khiến bệnh nhân giảm ham muốn trong quan hệ, sợ quan hệ, tăng chứng lãnh cảm… Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Khi gặp các triệu chứng kể trên, chị em phụ nữ không nên chủ quan mà nên đi khám ngay tại những phòng khám phụ khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Xử trí tình trạng kinh nguyệt ra ít
Kinh nguyệt ra ít do nhiều nguyên nhân. Muốn khắc phục tình trạng máu kinh ra ít cần tìm được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy cần đi khám để xử trí thích hợp bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu do nội tiết thì việc điềutrị sẽ được bác sĩ chỉ định là điều hòa nội tiết tố nữ thích hợp, kiểm tra lại các cách tránh thai xem có phù hợp hay không. Nếu kinh nguyệt ra ít kèm dấu hiệu bất thường khác như màu máu, có mùi hôi, khó chịu… thì sẽ kiểm tra xem nguyên nhân do bệnh gì và cách chữa trị phù hợp.
Bên cạnh đó, chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống đảm bảo bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả, thịt đỏ, trứng gà…, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trii.
Nếu chị em có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Đừng ngần ngại gọi đến hotline 0866.901.115 của phòng khám đa khoa Quảng Ngãi, chúng tôi hỗ trợ giải đáp, tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh bạn đang gặp phải. Thông tin của bạn luôn được bảo mật.