Sảy thai là một điều đáng tiếc mà không một người mẹ nào mong muốn xảy ra đối với con mình, trong đó có sảy thai tự nhiên. Thực tế rất khó để có thể đánh giá được tỷ lệ sảy thai vì nhiều có nhiều phụ nữ sảy thai trước khi biết mình có thai.
Vậy sảy thai tự nhiên có đáng lo ngại cho chị em hay không? Cần làm gì khi bị sảy thai? Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, những thắc mắc sẽ được giải đáp rõ hơn trong bài viết ngay sau đây.
- TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện Phòng Khám Đa khoa Quảng Ngãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
- MIỄN PHÍ ĐĂNG KÝ KHÁM Chuyên gia đầu ngành tư vấn.
- GIẢM 20% phí điều trị
- GIẢM 30% phí phẫu thuật
- Lưu ý: Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
- ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )
Tìm hiểu về hiện tượng sảy thai tự nhiên
Sảy thai tự nhiên là tình trạng không còn thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Trong y học cũng cho biết sảy thai hay còn được gọi là sẩy thai hoặc hư thai là cái chết hoàn toàn tự nhiên trước khi bước sang quá trình phát triển tiếp theo.
Hiện nay, tỷ lệ người bị sảy thai không ngừng gia tăng, cụ thể chiếm khoảng 15% trong tổng số thai kỳ (số liệu thống kê bởi Hiệp hội thai sản).
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai tự nhiên
Theo tổ chức WHO, sảy thai là tình trạng thai nhi đã làm tổ thành công nhưng bị tụt khỏi tử cung trước khi thai đạt 500g hoặc trước 20 tuần tuổi. Sảy thai sẽ được chia thành 2 loại là sảy thai liên tiếp và sảy thai tự nhiên.
Theo đó, sảy thai tự nhiên là tình trạng mẹ bầu đột nhiên sảy thai mà không phải do sự lựa chọn của người mẹ hay có sự can thiệp từ các yếu tố bên ngoài. Thường những mẹ đã sảy thai tự nhiên thì những lần mang thai tiếp theo cũng sẽ có nguy cơ lặp lại.
Thường nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do di truyền, bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi, nhiễm trùng, sức khỏe của mẹ không tốt hoặc lối sống thiếu lành mạnh. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân gây ra sảy thai tự nhiên, nhưng nếu hiểu được các yếu tố tăng nguy cơ này cũng sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh, cũng như điều trị sớm để giảm rủi ro sảy thai.

Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không?
Sảy thai là vấn đề ngoài dự tính của các bác sĩ cũng như bản thân người mẹ. Sau sảy thai, người mẹ cũng như gia đình đều mang trong mình nỗi đau về tinh thần và lo sợ về sự ảnh hưởng tới sức khỏe sau sảy thai. Trường hợp này có nguy hiểm không?
Sảy thai tự nhiên thông thường được chia ra làm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1 được gọi là sảy thai tự nhiên sớm – ngẫu nhiên: Lúc này phôi thai mới hình thành chưa ở trong tử cung và bị mất, quá trình sảy thai tự nhiên sẽ tự đẩy thai ra ngoài và xuất hi ện hiện tượng ra máu giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Trong trường hợp chảy máu âm đạo này không gây nguy hiểm.
- Trường hợp 2 được gọi là sảy thai tự nhiên muộn – bất thường: Thai nhi đã phát triển hơn và di chuyển để làm tổ, nhưng vì nguyên nhân nào đó, thai nhi vỡ ra, máu sẽ bị tràn vào ổ bụng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, sảy thai khi thai nhi chưa phát triển hoàn toàn và vẫn còn quá nhỏ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu thai phụ kịp thời đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Tuy nhiên, sảy thai tự nhiên lại là cú sốc tâm lý trầm trọng mà thai phụ cần được người thân quan tâm nhiều hơn để tinh thần được nhanh chóng ổn định.
Dấu hiệu của sảy thai tự nhiên
Những dấu hiệu sảy thai theo tuần mà mẹ bầu cần lưu ý để sớm nhận biết.
Tuần 1 đến tuần 6 của thai kỳ
Đây là giai đoạn, có thể nhiều phụ nữ chưa biết mình đã mang thai. Từ tuần 1 đến tuần 6, thai nhi vẫn đang ở trong quá trình hình thành phôi thai và đến tuần 6, thai nhi chỉ bằng hạt đậu xanh, có kích thước khoảng 4 – 7mm.
Trong khoảng thời gian này, đa số thai phụ có các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, ngực căng tức, không muốn ăn,… Nhưng nếu thai phụ cảm thấy những biểu hiện đó không còn nữa và xuất hiện cơn đau bụng, cơ thể mệt mỏi thì nên lập tức đi khám để được các bác sĩ thăm khám, siêu âm và xét nghiệm (nếu cần) để xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
Tuần 6 đến tuần 12 của thai kỳ
Bước sang giai đoạn này, thai nhi đang phát triển tương đối đầy đủ các cơ quan như mắt, mũi, miệng, tay, chân… Thai nhi cũng đã có những phản xạ nhẹ như đạp hoặc duỗi chân, tuy nhiên mẹ bầu chưa cảm nhận được, chỉ có thể nhìn thấy thông qua hình ảnh siêu âm.
Ở giai đoạn này, nếu mẹ bầu có những cơn đau bụng dưới, bị chuột rút và có chảy máu âm đạo… nhiều khả năng mẹ bầu đã bị sảy thai tự nhiên. Bởi hiện tượng chuột rút và chảy máu âm đạo là tình trạng phổ biến ở 3 tháng đầu thai kỳ, khi lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu bị suy giảm trầm trọng.
Ngay khi phát hiện dấu hiệu này, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử trí phù hợp.
Tuần 12 đến tuần 20 của thai kỳ
Từ tuần thứ 12 trở đi, thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện, mẹ bầu có thể cảm nhận được những cú đạp hoặc duỗi chân của con. Các giác quan của thai nhi cũng đã phát triển, do đó trong thời gian này bố mẹ nên tăng cường trò chuyện cùng con.
Mặc dù đã trải qua tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu của thai kỳ) khá nhạy cảm, các triệu chứng ốm nghén không còn và nguy cơ sảy thai cũng thấp đi, tuy nhiên mẹ bầu không nên chủ quan, lơ là các triệu chứng bất thường. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng dưới đây để đến ngay bệnh viện:
- Đau vùng bụng dưới dữ dội;
- Khó thở;
- Chảy máu âm_đạo;
- Chuột rút;
- Dịch tiết âm_đạo.
Khi thấy có dịch tiết âm_đạo, nhiều cặp đôi lầm tưởng là vỡ ối – một biểu hiện của sắp sinh. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn còn khá sớm và tử cung của mẹ bầu còn khá yếu nên chưa thể sinh nở. Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp sảy thai tự nhiên ở giai đoạn này, do đó không nên loại trừ nguy cơ bị sảy thai. Tốt nhất, khi có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ Sản khoa kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.
Nên làm gì khi bạn bị sảy thai sớm?
Chắc chắn, hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của người phụ nữ, vì vậy chúng ta nên quan tâm quan sóc họ thật cẩn thận. Nếu như bạn bị ra huyết thì tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng 7 ngày và tự hết. Người phụ nữ chỉ cần nghỉ ngơi, giữ sức và có một tâm lý ổn định, tránh buồn bã quá nhiều hoặc bị kích động mạnh.
Đồng thời, họ nên được theo dõi thật cẩn thận, đối với những người ra quá nhiều huyết, có cảm giác đau bụng quặn thì không nên chủ quan. Phương án tốt nhất đó là bạn nên đi khám bác sĩ kịp thời. Nhờ vậy, bạn sẽ nắm được tình trạng hiện tại của thai nhi, có cách xử lý phù hợp nhất.
Sau khoảng thời gian bị sảy thai tự nhiên, các bạn cũng nên dành một thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng nhọc để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, bạn không nên giao hợp ngay trong thời gian này.
Nhìn chung, các bà bầu nên được quan tâm, động viên và trấn an tinh thần. Bên cạnh giữ gìn sức khỏe thì có một tinh thần tốt cũng giúp bạn nhanh chóng bình phục hơn.
Phòng ngừa nguy cơ sảy thai tự nhiên
Để tận hưởng một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên:
Tránh căng thẳng, luôn giữ tinh thần được vui vẻ, thoải mái;
- Chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng, không khuân vác đồ nặng, mọi hoạt động đứng lên hoặc ngồi xuống cần thận trọng;
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ như protein, canxi, acid folic, vitamin và chất xơ. Đặc biệt ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh để tránh bị táo bón trong thai kỳ. Tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…;
- Duy trì mức cân nặng hợp lý khi mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn bài tập vận động phù hợp;
- Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng;
- Không QHTD trong khoảng thời gian đầu để tránh kích thích làm tử cung tăng co bóp.
- Tuân thủ lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ là việc làm quan trọng nhất.
Có thể nói, sảy thai tự nhiên là điều không một ai mong muốn, song bạn nên nắm được những dấu hiệu đặc trưng để sớm phát hiện tình trạng này. Nếu gặp phải tình huống đó, người phụ nữ hãy bình tĩnh, đi khám bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.