Đi tiểu đêm là triệu chứng thường gặp của các bệnh đường tiết niệu. Đây không phải là vấn đề khẩn cấp nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, những người đi tiểu đêm nhiều lần cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
- 🎁 GIẢM 20% phí thủ thuật
- 🎁 GIẢM 30% phí phẫu thuật
- 🎁 Ưu tiên khám ngay không phải xếp hàng, trả kết quả nhanh
- 🎁 Ưu đãi : Gói khám phụ khoa 11 hạng mục: Chỉ 260K
- Nhận ưu đãi CHAT NGAY
- 65 người đã đăng ký Còn trống 5 suất
- Lưu ý: Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
- ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )
Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?
Bàng quang của người trưởng thành bình thường có khả năng chứa khoảng 300-400 ml dung dịch, khi đầy bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ tạo ra phản xạ đi tiểu. Tuy nhiên phản xạ này còn có thể được điều hòa bằng thần kinh theo ý muốn vì vậy ban đêm khi ngủ thần kinh con người sẽ ức chế không bàng quang co bóp tạo phản xạ đi tiểu giúp duy trì giấc ngủ ngon.
Tiểu đêm được tính là tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu và xảy ra trong khoảng thời gian dài. Tỷ lệ bệnh hiện hành tăng theo độ tuổi lên tới 50% ở độ tuổi trên 50. Chính vì vậy người trưởng thành hầu như không có tiểu đêm và ngủ một mạch tới sáng, khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần vào ban đêm thì có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý tại thận hoặc một trục trặc về chức năng sinh lý của cơ thể.
Nguyên nhân của đi tiểu đêm là gì?
Như đã đề cập, nguyên nhân đi tiểu đêm có thể đến từ việc mắc các bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu hoặc không do bất kỳ bệnh lý nào. Dù là bất kỳ nguyên nhân nào thì việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết dù chỉ là điều_trị triệu chứng.
Nguyên nhân không do bệnh lý gồm có:
Do lão hóa: Thực tế ở người lớn tuổi khi cơ thể đã lão hóa qua nhiều năm thì khả năng sản xuất hormon chống bài niệu đã suy giảm dẫn tới lượng nước tiểu tăng lên, đặc biệt vào ban đêm. Thêm vào đó cơ thắt bàng quang cũng đã suy yếu và lỏng lẻo theo thời gian khiến việc giữ nước tiểu trong bàng quang càng khó khăn hơn
Cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần
Tác dụng phụ của thuốc: Như thuốc lợi tiểu dùng trong điềutrị tim mạch
Do lối sống: Đây là nguyên nhân rất quan trọng tác động trực tiếp tới việc đi tiểu đêm, khi bệnh nhân có những thói quen như uống nước nhiều buổi tối hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, trà hoặc cà phê có tác dụng lợi tiểu thì rất dễ gây kích thích bàng quang và gây ra chứng này.
Nguyên nhân do bệnh lý:
Bàng quang tăng hoạt (OAB): Còn được gọi là bàng quang kích thích chính là nguyên nhân phổ hàng đầu dẫn tới tình trạng đi tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người bị hội chứng bàng quang kích thích sẽ có bàng quang rất nhạy cảm và co bóp ngay cả khi chưa chứa đầy nước tiểu, điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm
U xơ tiền liệt tuyến: Bệnh gặp ở nam giới lớn tuổi khi u xơ có kích thước lớn sẽ dễ chèn ép vào cổ bàng quang gây kích thích và dễ bị tiểu đêm kèm với tiểu són hoặc tiểu không hết. Nam giới cần lưu ý các triệu chứng này để phát hiện sớm được bệnh
Các nguyên nhân khác: Viêm bàng quang, viêm thận, suy thận hoặc các bệnh ngoài niệu như tiểu đường, suy tim, Parkinson cũng có khả năng có triệu chứng tiểu đêm.

Đi tiểu đêm có chữa được không?
Tùy theo nguyên nhân, tình trạng tiểu đêm có thể được chữa hiệu quả bằng các phương pháp sau:
- Điều chỉnh lối sống: thay đổi thói quen sinh hoạt liên quan tiểu đêm như hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, giảm rượu bia, cà phê…
- Nếu do tác dụng phụ của thuốc, việc điều chỉnh thuốc sẽ giúp tình trạng được cải thiện.
- Tiểu đêm cũng có thể là một triệu chứng của các bệnh lý như tiểu đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tăng sinh tuyến tiền liệt…
- Sử dụng các loại thuốc chữa tiểu đêm.
Phải làm sao để khắc phục tình trạng tiểu đêm?
Để khắc phục hiệu quả, cần chữa theo nguyên nhân. Dưới đây là một số cách thường được áp dụng để cải thiện chứng đi tiểu đêm:
– Biện pháp không dùng thuốc:
+ Không nên uống nhiều nước trước khi nên uống trước khi đi ngủ 2 giờ, đặc biệt không nên uống trà, đồ uống có gas, rượu bia,…
+ Không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng hoặc các loại đồ ngọt trước khi đi ngủ.
+ Nên ngủ đúng giờ và đủ giấc, không nên quá lo lắng, căng thẳng.
+ Phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm có thể tập một số bài tập Kegel để cải thiện cơ vùng chậu, giúp lấy lại cảm giác đi tiểu.
– Dùng thuốc và phẫu thuật
Nếu đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc đã nhắc đến phía trên nhưng tình trạng tiểu nhiều lần vào ban đêm vẫn không giảm, bạn nên đi khám sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết. Một số trường hợp có thể được kê đơn thuốc, nhưng cũng có những trường hợp cần được phẫu thuật.
Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi là 1 trong 10 địa chỉ chuyên các bệnh phụ khoa, nam khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bệnh xã hội… được nhiều người bệnh đánh giá tốt trong thời gian qua.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Đừng ngần ngại gọi đến hotline 0866.901.115, chúng tôi hỗ trợ giải đáp, tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh bạn đang gặp phải. Thông tin của bạn luôn được bảo mật.
Hãy liên hệ tới hotline (trực 24/24h) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
Một số cách phòng ngừa chứng tiểu đêm
Để phòng ngừa chứng đi tiểu đêm nhiều lần, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
– Về chế độ ăn uống:
+ Hạn chế uống nước quá sát giờ ngủ, nên uống nước ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ.
+ Không nên dùng thuốc lợi tiểu, các loại trà, cà phê,…vào buổi tối.
+ Cần tránh ăn mặn và ăn các loại trái cây như bưởi, cam, dưa hấu,… trong bữa ăn tối.
– Lưu ý về thói quen ngủ
+ Nên rèn luyện thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ.
+ Hãy để tinh thần thoải mái, thư giãn trước khi ngủ.
– Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, tránh nguy cơ thừa cân, béo phì, tăng cường tuần hoàn và chức năng tạng thận. Lưu ý không nên tập thể dục sát giờ ngủ và nên lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp với sức của mình. Nên tập đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường tập thể dục để kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều hòa huyết áp, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ lợi tiểu của thuốc. Nếu uống thuốc vào buổi tối, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường.