Kinh nguyệt kéo dài có cảnh báo tình trạng sức khoẻ đáng lo ngại?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài, trong đó có thể bao gồm dấu hiệu của u nang buồng trứng hoặc một số vấn đề bất thường khác liên quan đến tử cung và nội tiết tố.

Đăng ký đặt lịch hẹn khám ưu tiên - trên website được nhận ưu đãi:
  • 🎁 GIẢM 20% phí thủ thuật
  • 🎁 GIẢM 30% phí phẫu thuật
  • 🎁 Ưu tiên khám ngay không phải xếp hàng, trả kết quả nhanh
  • 🎁 Ưu đãi : Gói khám phụ khoa 11 hạng mục: Chỉ 260K
  • Nhận ưu đãi CHAT NGAY
  • 65 người đã đăng ký Còn trống 5 suất
  • Lưu ý: Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

    1. Thế nào là kinh nguyệt kéo dài

    Thông thường, số ngày “đèn đỏ” xuất hiện mỗi chu kỳ là từ 2 – 7 ngày. Nhưng trên thực tế, mỗi chị em phụ nữ lại có thể hành kinh nhiều hoặc ít hơn 1 – 2 ngày so với con số trên. Nếu không gặp phải những dấu hiệu đáng lo ngại, ví dụ như: quá đau đớn hoặc xuất huyết quá nhiều, thì nữ giới không cần phải lo ngại về tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, chị em cần nên đi khám phụ khoa trong trường hợp ít nhất 3 chu kỳ liên tiếp mà:

    • Kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày;
    • Thay đổi về số lượng máu kinh (ra nhiều hơn);
    • Đột nhiên chảy máu âm đạo không đúng ngày hành kinh.

    Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn máu và hormon, bệnh tuyến giáp, tổn thương tử cung, … khá nguy hiểm.

    2. Kinh nguyệt kéo dài do đâu?

    Kinh nguyệt kéo dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và cần được chú ý. Tình trạng này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm mất máu quá nhiều, thiếu hụt dưỡng chất, và gây ra căng thẳng tinh thần và vật lý.

    Kinh nguyệt kéo dài thường có nguyên nhân dưới đây:

    2.1 Stress

    Chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ. Việc thường xuyên đối mặt với căng thẳng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm hiện tượng trễ kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài.

    2.2 Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

    Cả thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp đều có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ nếu sử dụng không đúng cách. Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình rụng trứng hoặc ngăn chặn trứng đã thụ tinh làm tổ, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt hoặc tạm thời không có kinh. Nếu sau một tháng, chu kỳ kinh nguyệt vẫn không trở lại bình thường, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán.

    2.3 Mắc các bệnh lý phụ khoa

    Các bệnh lý phụ khoa có thể gây ra kinh nguyệt kéo dài, được gọi là kinh nguyệt kéo dài thực thể, và bao gồm các vấn đề sau: Bệnh u xơ tử cung, bệnh lạc nội mạc tử cung, polyp nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm_đạo, hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS,…

    2.4 Phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh

    Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường gặp các triệu chứng như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa và thay đổi tâm trạng thất thường. Trong giai đoạn này, nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone cùng khả năng sinh sản bắt đầu suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), phụ nữ nên gặp bác sĩ trong các trường hợp sau đây:

    • Máu kinh nguyệt ra liên tục quá nhiều trong vài giờ.
    • Máu kinh nguyệt có cục máu đông.
    • Đang mang thai nhưng bị chảy máu kéo dài.
    • Thời gian hành kinh hơn 7 ngày.

      3. Kinh nguyệt kéo dài được chẩn đoán như thế nào?

      Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Các thông tin bác sĩ thường hỏi bao gồm:

      • Kỳ kinh của bạn bắt đầu từ khi nào?
      • Bạn đã sử dụng bao nhiêu băng vệ sinh trong 1 ngày hành kinh?
      • Hoạt động tình dụcc của bạn như thế nào?
      • Bạn đang có triệu chứng nào khác không?
      • Tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình.

      Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và có thể đề xuất một số xét nghiệm để củng cố chẩn đoán, bao gồm:

      • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone và cũng để tìm các dấu hiệu thiếu sắt.
      • Xét nghiệm Pap.
      • Sinh thiết cổ tử cung.
      • Siêu âm bụng hoặc siêu âm đầu dò qua âm đạo.
      • Nội soi tử cung.
      • Siêu âm bơm nước buồng tử cung.

      Từ quá trình thăm khám trên, bác sĩ sẽ có được nguyên nhân và lên kế hoạch chữa trị cho bạn.

      4. Biện pháp khắc phục kinh nguyệt kéo dài

      Để khắc phục tình trạng kinh nguyệt kéo dài, ngoài việc gặp bác sĩ để thăm khám, chị em cũng có thể thực hiện các biện pháp sau:

      • Thay băng vệ sinh thường xuyên: Thay băng vệ sinh khoảng 2 – 4 giờ một lần tùy theo lượng máu kinh ra nhiều hay ít.
      • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung sắt và vitamin E trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
      • Hạn chế làm việc nặng và tập thể dục quá mức: Tránh hoạt động vận động cường độ cao trong những ngày kinh nguyệt để giảm áp lực và căng thẳng cho cơ thể.
      • Tránh sử dụng các chất kích thích: Hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, vì chúng có thể gây rối loạn hệ thống nội tiết và tăng cường quá trình chảy máu.

      Nhớ rằng, việc thực hiện các biện pháp trên chỉ là phương tiện hỗ trợ tạm thời. Để có thể điều trii hiệu quả và ngăn chặn tình trạng kinh nguyệt kéo dài, việc thăm khám và tư vấn của bác sĩ là điều quan trọng.

      Khi nhận thấy dấu hiệu kinh nguyệt kéo dài, chị em nên đến ngay bệnh viện để thăm khám và xác định nguyên nhân để điều_trị kịp thời. Đừng chủ quan vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn cho việc chữa bệnh, thậm chí gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

      IMGBÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Mách bạn cách phân biệt dấu hiệu trĩ nội trĩ ngoại dễ dàng

      Trĩ bao gồm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Việc nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nội trĩ ngoại sớm giúp người bệnh không bỏ lỡ thời […]

      Điều trị đốt trĩ bằng laser không đau – Công nghệ hiện đại, hồi phục nhanh

      Đốt trĩ bằng laser là một trong những phương pháp can thiệp trị liệu ít xâm lấn, an toàn cho người bệnh, giảm nguy cơ tai biến, biến chứng. Tùy vào mức độ và tính chất của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chữa trị phù hợp nhằm nâng cao kết quả chữa […]

      Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? Làm thế nào để phòng ngừa?

      Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng rất dễ gặp phải. Đại đa số trường hợp mắc bệnh thường không biết nguyên nhân bệnh trĩ là do đâu và để bệnh phát triển trong thời gian dài mới tìm đến bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng […]

      Tìm Hiểu Các Biểu Hiện Bệnh Trĩ Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

      Biểu hiện bị bệnh trĩ dù xuất hiện ít hay nhiều cũng gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như tâm lý của người mắc. Chính vì thế, việc nhận biết những biểu hiện của bệnh để chữa trị ngay từ sớm sẽ giúp ngăn chặn những biến chứng xấu xảy đến. […]

      Bác sĩ gửi yêu cầu tư vấn cho bạn!