Đi vệ sinh có máu là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hoá nào?

Đi vệ sinh có máu là một tình trạng có thể khiến bệnh nhân lo lắng nhiều, và chiếm không nhỏ nguyên nhân đến khám và điều trii ở khoa cấp cứu hay tiêu hóa. Vậy khi gặp tình trạng nghi ngờ đi vệ sinh có máu, chúng ta nên làm gì và có nhận định như thế nào?

Đăng ký đặt lịch hẹn khám ưu tiên - trên website được nhận ưu đãi:
  • 🎁 GIẢM 20% phí thủ thuật
  • 🎁 GIẢM 30% phí phẫu thuật
  • 🎁 Ưu tiên khám ngay không phải xếp hàng, trả kết quả nhanh
  • 🎁 Gói khám ưu đãi: Bệnh Trĩ: Chỉ 260K
  • Nhận ưu đãi CHAT NGAY
  • 65 người đã đăng ký Còn trống 5 suất
  • Lưu ý: Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

    Hiểu đúng thế nào là đi vệ sinh có máu?

    Một số tình trạng khiến bạn cảm thấy mình giống như đi vệ sinh có máu nhưng thật sự không phải, như phân đen do uống thuốc như bismuth (thường có trong một số toa điều trị Helicobacter Pylori) hay thực phẩm có nhiều sắt (thịt đỏ, huyết), phân lẫn màu đỏ do ăn thức ăn có màu đỏ trước đó. Những trường hợp này sẽ tự khỏi khi ngừng những tác nhân trên.

    Nếu bạn thật sự đi vệ sinh có máu, bạn sẽ thấy máu ở:

    • Giấy vệ sinh dính máu sau khi đi đại tiện
    • Trong bồn vệ sinh có máu
    • Máu bên ngoài phân hay lẫn trong phân
    • Trong một số trường hợp, phân có thể đen như hắc ín (người ta hay ví như nhựa đường) chứ ko có màu đỏ của máu. Trong trường hợp đó thường do chảy máu vị trí trên cao của đường tiêu hóa.

    Đi cầu ra máu có đặc điểm gì?

    Đi cầu ra máu kèm đau rát hậu môn là hiện tượng có máu lẫn đi kèm mỗi khi đại tiện, có thể có lẫn trong phân hoặc chảy riêng lẻ thành giọt, bám trên giấy vệ sinh kèm theo triệu chứng nóng rát, khó chịu vùng hậu môn.

    Việc đi cầu ra máu kèm theo đau rát ở hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ những vấn đề nhỏ như nứt trầy da đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh trĩ hay các bệnh lý liên quan đến đại tràng, trực tràng. Dưới đây là một số đặc điểm mà người trải qua tình trạng này có thể gặp:

    • Máu đi kèm với phân: máu thường xuất hiện kèm theo phân, có thể là máu tươi hoặc nâu sậm, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu máu có màu sậm, nó có thể là dấu hiệu của vấn đề ở trên tiêu hóa như bệnh lý dạ dày hoặc ruột.
    • Đau rát hậu môn: đau rát, đau nhức hoặc cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn là một trong những triệu chứng phổ biến. Đau có thể làm tăng cảm giác khó chịu khi đi cầu.
    • Nứt trầy da: nếu có nứt trầy da, bạn có thể cảm nhận sự đau rát khi đi cầu. Nếu nứt trầy da đã tồn tại, quá trình đi cầu có thể làm tổn thương và kích thích nứt.
    • Khó khăn khi ngồi: tình trạng đau rát có thể xuất hiện khi ngồi làm việc, khi ma sát với vật cứng gây khó chịu cho người bị.

      Nguyên nhân đi vệ sinh có máu?

      Có 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây đi vệ sinh có máu, nhưng thường không nghiêm trọng:

      + Do bệnh trĩ – Bệnh trĩ do những búi mạch trĩ tại hậu môn giãn to, vỡ rách gây chảy máu. Lúc này những búi trĩ có thể kèm đau và ngứa.

      + Nứt, rách hậu môn – Do tình trạng rách da ở hậu môn

      Tuy vậy, một số trường hợp đi vệ sinh có máu rất nghiêm trọng hoặc là biểu hiện của một bệnh lý nặng khác như ung thư hay viêm, loét ruột hay đại tràng…

      Khi nào cần đi khám?

      Nếu chú ý thêm những triệu chứng này, có thể giúp bạn gợi ý phần nào nguyên nhân và mức độ của tình trạng đi vệ sinh có máu:

      • Ngứa hay đau hậu môn
      • Cảm giác đau nóng hay đau xé bụng khi đi vệ sinh
      • Đau bụng
      • Tiêu chảy
      • Đi vệ sinh có máu kéo dài hay tái đi tái lại
      • Muốn đi vệ sinh nhưng không đi được
      • Sốt, sụt cân, hay đổ mồ hôi đêm – thường là biểu hiện bệnh lý ác tính
      • Phân đen hay đỏ bầm
      • Thay đổi số lần đi vệ sinh trong ngày hay tính chất phân thay đổi (lỏng hơn hay đặc hơn)

      Đi khám các bác sĩ có thể làm xét nghiệm gì cho bạn?

      Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng xét nghiệm gì dựa trên tuổi, các triệu chứng khác và tình trạng mỗi người.

      + Khám hậu môn trực tràng – Bác sĩ sẽ quan sát bên ngoài hậu môn bệnh nhân, Bác sĩ cũng có thể dùng ngón tay đi vào trực tràng để đánh giá bên trong

      + Soi trực tràng – Bác sĩ dùng một ống đưa vào hậu môn để soi trực tràng (phần thấp nhất của đại tràng), ống soi sẽ có đèn để BS thấy rõ sang thương nếu có.

      + Soi đại tràng – Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ vào hậu môn và đi sâu vào đại tràng, ống có camera để có thể quan sát bên trong, bằng cách này Bác sĩ có thể lấy mẫu mô đại tràng để sinh thiết.

      Điều trị đi vệ sinh có máu như thế nào?

      Tình trạng này được chữa tùy thuộc vào nguyên nhân là gì. Một ít trường hợp không cần điều trii gì. Nếu cần, có thể là:

      – Cung cấp thêm chất xơ và thuốc để làm mềm phân, tránh để tình trạng bón

      – Ngồi vào thau nước ấm 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 15p

      – Bôi kem bên ngoài hay đặt thuốc vào hậu môn. Thuốc này giúp giảm ngứa, đau hay sưng hậu môn

      – Những nguyên nhân gây đi vệ sinh có máu nặng khác sẽ được chữa trị tùy tình huống.

      Đi cầu ra máu là một dấu hiệu quan trọng của một số bệnh lý về tiêu hóa. Vì vậy nếu thấy cơ thể gặp tình trạng này cần tới ngay cơ sở y tế để được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

      Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Đừng ngần ngại gọi đến hotline 0866.901.115 của phòng khám đa khoa Quảng Ngãi, chúng tôi hỗ trợ giải đáp, tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh bạn đang gặp phải. Thông tin của bạn luôn được bảo mật.

      IMGBÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Mách bạn cách phân biệt dấu hiệu trĩ nội trĩ ngoại dễ dàng

      Trĩ bao gồm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Việc nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nội trĩ ngoại sớm giúp người bệnh không bỏ lỡ thời […]

      Điều trị đốt trĩ bằng laser không đau – Công nghệ hiện đại, hồi phục nhanh

      Đốt trĩ bằng laser là một trong những phương pháp can thiệp trị liệu ít xâm lấn, an toàn cho người bệnh, giảm nguy cơ tai biến, biến chứng. Tùy vào mức độ và tính chất của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chữa trị phù hợp nhằm nâng cao kết quả chữa […]

      Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? Làm thế nào để phòng ngừa?

      Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng rất dễ gặp phải. Đại đa số trường hợp mắc bệnh thường không biết nguyên nhân bệnh trĩ là do đâu và để bệnh phát triển trong thời gian dài mới tìm đến bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng […]

      Tìm Hiểu Các Biểu Hiện Bệnh Trĩ Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

      Biểu hiện bị bệnh trĩ dù xuất hiện ít hay nhiều cũng gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như tâm lý của người mắc. Chính vì thế, việc nhận biết những biểu hiện của bệnh để chữa trị ngay từ sớm sẽ giúp ngăn chặn những biến chứng xấu xảy đến. […]

      Bác sĩ gửi yêu cầu tư vấn cho bạn!