Trễ kinh là một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai, thế nhưng trễ kinh bao lâu thì có thai? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
- TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện Phòng Khám Đa khoa Quảng Ngãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
- MIỄN PHÍ ĐĂNG KÝ KHÁM Chuyên gia đầu ngành tư vấn.
- GIẢM 20% phí điều trị
- GIẢM 30% phí phẫu thuật
- Lưu ý: Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
- ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )
Trễ kinh là gì?
Trễ kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới, chỉ tình trạng đã đến kỳ hành kinh nhưng mãi chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày kể từ kỳ kinh nguyệt gần nhất mà chị em vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại được coi là trễ kinh. Những trường hợp không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong 3 kỳ kinh liên tiếp mà không mang thai được gọi là vô kinh.
Trễ kinh bao lâu thì có thai?
Không dễ để chúng ta có thể xác định chính xác chậm kinh bao lâu thì có thai, vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người sẽ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chậm kinh 5 ngày đến 7 ngày trong chu kỳ có quan hệ là có khả năng có thai.
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường có một lần xảy ra hiện tượng rụng trứng. Nếu trứng may mắn được thụ tinh bởi 1 tinh trùng, sẽ phát triển thành một hợp tử và bắt đầu di chuyển theo ống dẫn trứng đi vào tử cung. Hiện tượng này làm gia tăng một loại hormone đặc biệt trong cơ thể có tên gọi là hormone hCG (human Chorionic Gonadotropin hormone).
Mức độ hormone hCG tăng cao là một trong những dấu hiệu giúp xác định được một người phụ nữ có mang thai hay không. Không chỉ tồn tại trong máu, hCG còn có trong nước tiểu nên bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra. Tuy nhiên, thông thường sẽ có kết quả âm tính giả trong vài ngày đầu sau khi trễ kinh. Nếu bạn xét nghiệm quá sớm, có thể không có đủ hCG để xét nghiệm dương tính. Kiểm tra một tuần sau khi trễ kinh có nhiều khả năng cho bạn kết quả chính xác.

Các triệu chứng của trễ kinh và có thai
Mang thai không phải là điều duy nhất có thể khiến bạn bị trễ kinh. Nhưng nếu bạn nghi ngờ trễ kinh do mang thai, bạn có thể tìm kiếm các triệu chứng ban đầu khác của thai kỳ. Khi mang thai 8 tuần đầu, nhiều phụ nữ gặp phải:
- Mệt mỏi
- Ra máu báo có thai (do trứng thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung)
- Ngực căng tức
- Nhức đầu, buồn nôn
- Tiểu nhiều lần
Để kiểm tra xem mình có thụ thai hay không, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến các bệnh viện phụ sản tiến hành siêu âm, thử máu để có được một kết quả chính xác nhất.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chậm kinh, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai nhưng cũng có nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn. Tốt nhất để có được đánh giá chính xác, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên môn.
Khi nào nên thử que thử thai?
Trễ kinh sẽ được phát hiện sớm nếu chị em vốn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu kinh nguyệt không đều hoặc vì lý do nào đó mà chị em không có kinh nguyệt, hãy thử thai ít nhất 3 tuần sau khi giao hợp.
Nên thử thai càng sớm càng tốt nếu bị trễ kinh hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ việc mang thai. Xác định sớm việc mang thai giúp chị em lên kế hoạch và lựa chọn cơ sở y tế chăm sóc thai kỳ khoa học.
Chị em có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra việc mang thai tại nhà. Các nhà sản xuất tin rằng bộ test của họ có độ chính xác lên đến 97-99%. Thông thường, chị em nên sử dụng que thử thai vào buổi sáng vì thời gian này nước tiểu có nồng độ hCG cao nhất. Uống nhiều nước trước khi thử thai có thể làm loãng nồng độ hCG trong nước tiểu, ảnh hưởng đến độ chính xác của que thử thai.
Lưu ý:
Đôi khi que thử thai có thể cho kết quả dương tính giả. Chị em nên thử lại sau vài ngày để xác nhận kết quả, nhưng cách tốt nhất vẫn là đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thực hiện xét nghiệm máu cho độ chính xác cao hơn, cũng như thực hiện siêu âm xác định vị trí làm tổ của thai nhi.
Đối với những chị em không có hoạt động tình dục nhưng bị trễ kinh hoặc mất kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Chị em cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được xác định chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp xử trí kịp thời.
Phòng khám đa khoa Quảng Ngãi được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ y tế, quy trình làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, mang đến sự tin tưởng, yên tâm cho người bệnh.
Nếu còn thắc mắc nào chị em hãy liên hệ hotline 0866.901.115 để chúng tôi hỗ trợ giải đáp, tư vấn chi tiết nhé (tư vấn 24/24h). Thông tin của bạn luôn được bảo mật.
Trễ kinh nhưng không phải do mang thai thì nên làm gì?
Chậm kinh nhưng không có thai chứng tỏ bạn có thể đang bị rối loạn một số hormones quyết định khả năng sinh sản. Vì vậy, bạn cần chú ý:
- Tiến hành thăm phụ khoa để phát hiện các triệu chứng bệnh lý về PCOS, hội chứng tuyến giáp, đảm bảo sức khỏe sinh sản
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Không thụt rửa quá sâu hoặc đưa dị vật vào vùng âm_đạo
- Điều tiết chế độ làm việc, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý và giữ tâm lý thoải mái
- Tránh sử dụng chất kích thích
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định: tăng, giảm cân hợp lý, khoa học
- Bổ sung đủ năng lượng cần thiết sau khi vận động mạnh
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc trị rối loạn tâm thần hoặc một số loại thuốc khác, chúng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt theo chỉ định của bác sĩ
- Hãy đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng và duy trì cân nặng phù hợp với cơ thể của bạn
- Thực hành các biện pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc các hoạt động thư giãn giúp khôi phục lại chu kỳ bình thường