Tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào cần thực hiện?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ ca mắc lớn hàng năm ở phụ nữ. Bệnh lý ác tính này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh. Vì vậy tầm soát ung thư cổ tử cung đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và chữa trị sớm căn bệnh này.

Đăng ký đặt lịch hẹn khám ưu tiên - trên website được nhận ưu đãi:
  • 🎁 GIẢM 20% phí thủ thuật
  • 🎁 GIẢM 30% phí phẫu thuật
  • 🎁 Ưu tiên khám ngay không phải xếp hàng, trả kết quả nhanh
  • 🎁 Ưu đãi : Gói khám phụ khoa 11 hạng mục: Chỉ 260K
  • Nhận ưu đãi CHAT NGAY
  • 65 người đã đăng ký Còn trống 5 suất
  • Lưu ý: Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

    Ung thư cổ tử cung là gì?

    – Ung thư cổ tử cung là sự phát triển của các tế bào bất thường trong niêm mạc cổ tử cung.

    – Nhiễm HPV là tác nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, trong đó 2 chủng là HPV type 16 và 18 được cho là chịu trách nhiệm cho hơn 70% các tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung.

    – Có 2 loại ung thư cổ tử cung được đặt tên theo nơi xuất phát của chúng trong cổ tử cung là:

    + Ung thư tế bào vảy (Squamous cell carcinoma), chiếm phần lớn trong các trường hợp ung thư cổ tử cung. Loại ung thư này phát triển từ những tế bào cổ ngoài cổ tử cung.

    + Loại hiếm gặp hơn là ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma): Loại ung thư này phát triển từ những tế bào tuyến ở kênh cổ tử cung.

    – Ung thư cổ tử cung là loại ung thư tiến triển chậm. Quá trình từ nhiễm HPV nguy cơ cao tiến triển thành ung thư xâm lấn mất khoảng 10-15 năm. Trong một số ít trường hợp diễn tiến trong vòng 1-2 năm. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mờ nhạt. Bệnh thường chỉ biểu hiện ở giai đoạn muộn với một số dấu hiệu không đặc hiệu: ra huyết âm đạo bất thường; đau khi giao hợp; đau bụng vùng chậu dai dẳng không giải thích được; tiết dịch âm đạo bất thường và sút cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân…

    – Tầm soát ung thư cổ tử cung là các xét nghiệm nhằm phát hiện sớm các tổn thương tại cổ tử cung từ trước khi chúng trở thành ung thư. Góp phần làm tăng thành công trong chữa trị, giảm tỷ lệ mắc mới và tử vong ở phụ nữ.

    Khám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

    – Sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là phương pháp giúp nhận biết sớm những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư hay ung thư giai đoạn sớm trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh (thường gặp ở giai đoạn muộn) tăng cơ hội điều trii thành công.

    – Hiện có 2 phương pháp tầm soát ung thư được sử dụng phổ biến là xét nghiệm HPV và xét nghiệm tế bào học. Cả 2 loại xét nghiệm này đều sử dụng các tế bào được lấy từ cổ tử cung. Quá trình tầm soát được thực hiện bởi bác sĩ sản phụ khoa một cách đơn giản và nhanh chóng với các dụng cụ và hóa chất chuyên biệt gây ra bởi ung thư cổ tử cung.

      Những độ tuổi cần làm tầm soát ung thư cổ tử cung

      Khuyến nghị tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới được phát triển bởi một số tổ chức như Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF), Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACCS). Theo đó, tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của bản thân. Các độ tuổi được khuyến nghị thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:

      1. Độ tuổi 21 – 29

      Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 21 đến 29. Cơ quan này khuyến cáo phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap lần đầu tiên khi 21 tuổi, sau đó lặp lại xét nghiệm mỗi 3 năm/ lần. Ngay cả khi đã có hoạt động tình dục, phụ nữ cũng không cần xét nghiệm Pap trước năm 21 tuổi.

      2. Độ tuổi 30 – 65

      Từ 30 đến 65 tuổi, phụ nữ nên áp dụng các phương pháp sau:

      Xét nghiệm HPV: Nếu kết quả bình thường, phụ nữ có thể đợi 5 năm sau để thực hiện xét nghiệm HPV lần tiếp theo.

      Xét nghiệm HPV kết hợp Pap: Nếu hai xét nghiệm cho ra kết quả bình thường, phụ nữ có thể thực hiện đợt xét nghiệm sàng lọc tiếp theo sau 5 năm.

      Xét nghiệm Pap: Nếu kết quả bình thường, sẽ thực hiện đợt kiểm tra Pap tiếp theo vào 3 năm sau.

      3. 65 tuổi trở lên

      Trên 65 tuổi, các xét nghiệm HPV và Pap trước đó đều có kết quả bình thường, bạn nên trao đổi thêm về bác sĩ về việc có nên tiếp tục thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nữa hay không. Tuy nhiên, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nghi ngờ nguy cơ ung thư cổ tử cung, bạn vẫn nên tiếp tục tiến hành khám sàng lọc sau tuổi 65.

      4. Những trường hợp ngoại lệ

      Nếu thuộc một trong những nhóm đối tượng sau, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung với tần suất thường xuyên hơn:

      • Người dương tính với HIV;
      • Người suy giảm miễn dịch;
      • Người đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES) trước khi sinh – đây là loại thuốc được kê đơn cho một số thai phụ vào những năm 1970;
      • Người có kết quả xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung hoặc sinh thiết bất thường vào thời điểm gần đây;
      • Người từng mắc ung thư cổ tử cung.

      Nếu đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung và cổ tử cung vì những lý do không liên quan đến ung thư, không cần tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu việc cắt bỏ tử cung liên quan đến ung thư cổ tử cung hay tiền ung thư cổ tử cung, cần trao đổi thêm với bác sĩ về việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Nếu đã phẫu thuật cắt bỏ một phần cổ tử cung, nên tiếp tục tầm soát cổ tử cung theo hướng dẫn của bác sĩ.

      Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung

      Không thể phủ nhận tính chất nguy hiểm do ung thư cổ tử cung mang lại đối với người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và chữa từ sớm thì cơ hội chữa khỏi cũng rất cao.

      Nhờ những tiến bộ của nền y học hiện đại, nhiều người phụ nữ khi được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn sớm đã được chữa khỏi. Do đó việc tầm soát ung thư cổ tử cung không những hỗ trợ hiệu quả trong phát hiện bệnh mà còn giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí thăm khám cũng như chữa trị. Chính vì lợi ích này nên các chuyên gia y tế đều khuyến cáo chị em phụ nữ nên tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

      Các bước thực hiện bao gồm:

      • Khám phụ khoa: bác sĩ sẽ soi cổ tử cung trực tiếp để nhận biết các dấu hiệu lâm sàng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh;
      • Chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo tử cung – phần phụ, xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap Smear để nhận diện những tế bào bất thường ở cổ tử cung;
      • Sinh thiết cổ tử cung: áp dụng đối với trường hợp kết quả xét nghiệm bất thường;
      • Bác sĩ trả kết quả, giải thích ý nghĩa các thông số của kết quả và tư vấn chi tiết cách chăm sóc sức khỏe, phương án trị nếu mắc bệnh.

      Nên làm gì nếu kết quả tầm soát bất thường?

      Có những trường hợp nhận được kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả bất thường cũng có nghĩa là bệnh nhân đã bị ung thư. Các tế bào khi có sự thay đổi ở mức độ nhẹ thì vẫn có khả năng trở lại bình thường. Nếu điều này không xảy ra thì cũng phải mất khoảng một thời gian nữa (một vài năm) chúng sẽ phát triển thành ung thư.

      Lúc này bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung khác để kết luận chính xác tình trạng bệnh. Đôi khi bệnh nhân chỉ cần xét nghiệm lại nhưng có người cần phải sinh thiết cổ tử cung để thẩm định xem những bất thường đó có nghiêm trọng hay không.

      Nếu bác sĩ kết luận bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung thì người bệnh cần tiến hành điều trii để loại bỏ các tế bào biến đổi bất thường. Sau khi điều trii cũng cần theo dõi định kỳ để đảm bảo rằng ung thư sẽ không tái phát.

      Mong rằng những thông tin trên cung cấp thêm cho bạn các thông tin về tầm soát ung thư cổ tử cung. Đây là biện pháp cần thiết người phụ nữ nào cũng nên thực hiện định kỳ. Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn thêm, có thể liên hệ theo hotline của phòng khám đa khoa Quảng Ngãi.

      IMGBÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Mách bạn cách phân biệt dấu hiệu trĩ nội trĩ ngoại dễ dàng

      Trĩ bao gồm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Việc nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nội trĩ ngoại sớm giúp người bệnh không bỏ lỡ thời […]

      Điều trị đốt trĩ bằng laser không đau – Công nghệ hiện đại, hồi phục nhanh

      Đốt trĩ bằng laser là một trong những phương pháp can thiệp trị liệu ít xâm lấn, an toàn cho người bệnh, giảm nguy cơ tai biến, biến chứng. Tùy vào mức độ và tính chất của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chữa trị phù hợp nhằm nâng cao kết quả chữa […]

      Nguyên nhân bệnh trĩ là gì? Làm thế nào để phòng ngừa?

      Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng rất dễ gặp phải. Đại đa số trường hợp mắc bệnh thường không biết nguyên nhân bệnh trĩ là do đâu và để bệnh phát triển trong thời gian dài mới tìm đến bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng […]

      Tìm Hiểu Các Biểu Hiện Bệnh Trĩ Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

      Biểu hiện bị bệnh trĩ dù xuất hiện ít hay nhiều cũng gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như tâm lý của người mắc. Chính vì thế, việc nhận biết những biểu hiện của bệnh để chữa trị ngay từ sớm sẽ giúp ngăn chặn những biến chứng xấu xảy đến. […]

      Bác sĩ gửi yêu cầu tư vấn cho bạn!